Số người bị xử lý Đại thanh trừng

Tổng số người bị xử lý trong thời gian này không được biết chắc, và cũng khó mà kiểm tra được, theo ủy ban Schatunowskaja, điều tra theo lệnh của Nikita Sergeyevich Khrushchyov thì từ 1/1/1935 cho tới tháng 7/1940, các cơ quan an ninh Liên Xô đã cho thẩm vấn 19.840.000 người; 7 triệu trong số đó trải qua giam giữ, trong đó khoảng hơn 700 ngàn đã bị kết án tử hình[39] Theo Jörg Baberowski, giáo sư về Đông Âu tại đại học Humboldt ở Berlin, cao điểm của các cuộc trấn áp là từ tháng 7 năm 1937 cho tới giữa tháng 11 năm 1938. Trong giai đoạn này, đã có 1,5  triệu người bị bắt, trong số đó gần một nửa bị xử bắn, những người khác (ngoại trừ số được thả ra do không đủ chứng cứ) bị giam giữ hay đưa vào trại lao động Gulag[15][40][41]

Theo các tài liệu Liên Xô được giải mật, trong khoảng thời gian từ năm 1937 tới năm 1938, tổ chức NKVD bắt giữ 1.548.367 người, trong đó 681.692 bị xử bắn, trung bình 1.000 vụ xử bắn một ngày.[11] Sử gia Michael Ellman cho rằng ước đoán chính xác nhất về số người chết do cuộc thanh lọc của Stalin trong khoảng hai năm đó là chừng 950.000 tới 1,2 triệu người, bao gồm cả những người chết trong trại giam và những người chết ít lâu sau khi được thả từ các trại giam Gulag. Ông cũng cho rằng đó là ước tính mà các sử gia và giáo viên sử học Nga nên sử dụng.[42] Theo "Tổ chức Tưởng niệm"

  • Trong các cuộc điều tra do Bộ An Ninh NKVD (GUGB NKVD) có:
    • Ít nhất 1.710.000 người bị bắt
    • Ít nhất 1.440.000 người bị kết án
    • Ít nhất 724.000 bị kết án tử hình, trong số đó: 436.000 người bị kết án tử hình bởi lực lượng Troykas thuộc NKVD, như một phần chiến dịch Kulak, 247.000 người bị kết án tử hình bởi lực lượng Dvoikas thuộc NKVD và Lực lượng đặc nhiệm Troykas như một phần của chiến dịch sắc tộc, 41.000 người bị kết án tử hình bởi Tòa án binh
  • Trong số các vụ xử tháng 10 năm 1936 tới tháng 11 năm 1938:
    • Ít nhất 400.000 người bị kết án lao động cải tạo bởi lực lượng cảnh sát Troykas do những tội quy về tệ nạn xã hội (социально-вредный элемент, СВЭ)
    • Ít nhất 200.000 người bị cưỡng bức di cư hoặc bị trục xuất theo Thủ tục hành chính

Ngoài ra, ít nhất 2 triệu người bị kết án bởi các tòa án do phạm các tội như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, tình báo, phá phương tiện, phá hoại, hoạt động chống Xô viết, âm mưu bạo loạn và đảo chính... trong số đó khoảng 800 ngàn người bị kết án vào các trại trại lao động Gulag, nơi mà họ phải làm việc tại những vùng rừng núi xa xôi, phải phá rừng, làm đường, đào sống rạch, làm đường sắt, xây nhà cửa, những công việc ở hầm mỏ. Thí dụ như kênh đào White Sea–Baltic, một phần của tuyến Đường sắt xuyên Sibir cũng như tuyến đường sắt Baikal-Amur-Magistrale do các tù nhân xây. Nhiều người chết trong các trại lao động vì bệnh tật, tai nạn, làm việc quá sức. Các biện pháp xử tử cũng được thử nghiệm, ví dụ như phun hơi độc vào một số người bị nhốt phía sau một chiếc xe tải van đã được chuyển đổi cho mục đích này.[43][44]

Theo chủ tịch hội đồng quốc gia Áo Ts. Heinz Fischer, qua nhiều năm nghiên cứu tại văn khố Nga, đây là một cuộc trấn áp rộng khắp. Trong số 7 người trong bộ chính trị của Lenin, tất nhiên ngoài Stalin, không ai thoát khỏi cuộc việc bị "Tschistka" xử lý. Trong số 19 thành viên của bộ chính trị 1934, năm 1938 chỉ có bảy người còn lại, từ 139 thành viên ủy ban trung ương 1934, chỉ có 41 người sau năm 1941 vẫn chưa bị chết hoặc bị bắt giam. 98 người trong số 139 ủy viên chính thức và dự khuyết của Ban Trung ương do Đại hội thứ XVII bầu ra, nghĩa là 70 %, đã bị bắt giữ và bị xử bắn (phần đông vào những năm 1937-38) (Trong diễn văn Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó). Tương tự như vậy người ta có thể suy đoán con số đại biểu đảng và cán bộ cấp địa phương bị thanh lọc.[45] Trong lực lượng quân đội Liên Xô, 3/5 Nguyên soái[46], 14/16 Tư lệnh Tập đoàn quân, 60/87 Quân đoàn trưởng, 136/199 Sư đoàn trưởng, tổng cộng 40.000 sĩ quan Hồng quân đã bị xử lý trong cuộc thanh lọc[47].

Một số chuyên gia cho rằng các bằng chứng từ tư liệu của Liên Xô đã được làm giảm nhẹ đi, không hoàn chỉnh, hoặc là không đáng tin.[7][8][9][10] Ví dụ, Robert Conquest cho rằng số vụ xử tử hình trong những năm xảy ra cuộc Đại thanh trừng có lẽ không phải là 681.692 người, mà phải nhiều gấp hai lần rưỡi. Ông này cho rằng KGB đã che đậy bớt dấu vết bằng cách giả mạo ngày tháng và nguyên nhân cái chết của những nạn nhân được minh oan sau đó.[48]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại thanh trừng http://www.parlament.gv.at/PAKT/PR/JAHR_1997/PK013... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1282/is... http://books.google.com/books?id=lXM2H6tWHskC&pg=P... http://www.paulbogdanor.com/left/soviet/famine/ell... http://sovietinfo.tripod.com/CNQ-Comments_WCR.pdf http://sovietinfo.tripod.com/ELM-Repression_Statis... http://sovietinfo.tripod.com/RSF-New_Evidence.pdf http://www.bpb.de/apuz/30142/revolution-stalinismu... http://dispatch.opac.d-nb.de/DB=1.1/CMD?ACT=SRCHA&... http://www.planet-wissen.de/laender_leute/russland...